Bức ảnh mới nhất của James Webb Space Telescope tiết lộ một khu vực cực kỳ dày đặc các chi tiết chưa từng thấy trước đây của trung tâm thiên hà Milky Way. Hình ảnh này hiển thị những đặc điểm mới lạ trong vùng không gian lân cận Trái đất mà các nhà thiên văn học vẫn chưa thể lý giải được. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về bức ảnh này ngay dưới đây!
Bức ảnh thiên văn học mới nhất của Webb tiết lộ bí mật về không gian vũ trụ
Khoảng không sâu thẳm của vũ trụ luôn là một điều gì đó rất bí ẩn, nhưng lại rất thu hút bởi những sự việc xảy ra không thể giải thích được ngay bên ngoài bề mặt trái đất. Chủ đề mới nhất của Webb từ bức ảnh chụp được là vùng hình thành sao Sagittarius C (Sgr C), nằm cách trung tâm dải ngân hà Milky Way khoảng 300 năm ánh sáng – và vẫn còn là lỗ đen siêu lớn, bí ẩn mang tên Sagittarius A.
Nhờ vào hệ thống quang học tiên tiến của Webb, bao gồm độ phân giải và độ nhạy chưa từng có, các nhà khoa học có thể nhìn thấy những đặc điểm của Sgr C chưa từng chụp được trước đây thông qua bức ảnh thiên văn học được chụp mới nhất gần đây.
Thông tin ấn tượng thu được từ bức ảnh của Webb
Thông qua bức ảnh, nhà nghiên cứu chính của nhóm quan sát này là Samuel Crowe (sinh viên đại học tại Đại học Virginia) cho biết rằng: Bức ảnh đã tiết lộ một lượng chi tiết đáng kinh ngạc, cho phép họ có thể tiến hành nghiên cứu sự hình thành sao trong loại môi trường trên theo cách mà trước đây không thể thực hiện được.
Giáo sư Jonathan Tan, một trong những cố vấn của Crowe tại Đại học Virginia ở Charlottesville cũng cho biết thêm: Trung tâm thiên hà là môi trường khắc nghiệt nhất trong thiên hà Milky Way của chúng ta, nơi các lý thuyết hiện tại về sự hình thành sao có thể được đưa vào thử nghiệm nghiêm ngặt nhất.
Trong số nửa triệu những ngôi sao trẻ Protostars, chúng vẫn đang tiếp tục hình thành và tích lũy. Quá trình này tạo ra những dòng chảy phát sáng như ngọn lửa giữa đám mây Infrared-dark. Dòng chảy này có xu hướng đẩy những ngôi sao thoát khỏi vùng khí bảo vệ chúng khi sinh ra để sớm gia nhập hàng ngũ những ngôi sao trưởng thành hơn xung quanh chúng.
Ở trung tâm của cụm sao là một tiền sao Protostars, được biết đến trước đó với số lượng gấp hơn 30 lần Mặt trời.
Các Protostars với số lượng lớn tập trung lại tạo thành những đám mây, tạo thêm cảm giác mờ ảo cho bức ảnh tuyệt đẹp thêm. Tại vùng tiền sao Protostars có vẻ tối nhất và số lượng sao thưa thớt nhất, thì đó lại là một trong những vùng có mật độ dày đặc nhất. Mặc dù Webb rất giỏi trong việc nhìn xuyên qua những đám mây bụi dày đặc, nhưng cũng khó có thể xuyên qua hoàn toàn khu vực hình thành sao phức tạp này để nhìn rõ hậu cảnh rải rác của các ngôi sao.
Có một số đám mây Infrared-dark nằm rải rác trong bức ảnh trông giống như những lỗ hổng trên trường sao. Những khu vực này là nơi các ngôi sao trong tương lai, hiện đang trong quá trình hình thành.
Phần màu lục lam trên hình ảnh được hiển thị do có nhiều bộ lọc bước sóng hồng ngoại của Webb, cho thấy sự phát xạ quy mô lớn của hydro bị ion hóa. Nhà nghiên cứu Crowe giải thích rằng hiện tượng này xảy ra thường là do các photon mang năng lượng cao được phát ra từ các ngôi sao Protostars. Tuy nhiên, kích thước của khu vực này là khoảng 25 năm ánh sáng, cho thấy có điều gì đó khác đang diễn ra. Khám phá đáng ngạc nhiên này đòi hỏi phải điều tra thêm trong tương lai để có thể hiểu rõ hơn.
Webb cũng đã phát hiện ra nhiều chi tiết khó hiểu, đặt ra những câu hỏi mới, bao gồm các cấu trúc hình kim trong khí hydro bị ion hóa, hỗn loạn và có hướng kỳ lạ một cách bất ngờ và đám mây màu hoa hồng ở bên phải khung hình. Cho đến nay, những hiện tượng này vẫn chưa thể giải thích được.
Theo Rubén Fedriani, đồng điều tra viên của dự án tại Instituto Astrofísica de Andalucía ở Tây Ban Nha, cho biết rằng: “Trung tâm thiên hà là một nơi đông đúc và hỗn loạn. Tại đây có những đám mây khí từ tính hỗn loạn đang hình thành các ngôi sao, sau đó tác động đến khí xung quanh bằng gió, tia và bức xạ phát ra từ chính bản thân chúng. Webb đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều dữ liệu quan trọng về môi trường khắc nghiệt này để chúng tôi có thể nghiên cứu sâu về nó.”
Nằm ở vị trí cách Trái Đất 25,000 ánh sáng, dải ngân hà Milky Way đã ở thời cơ tốt nhất để Webb có thể nghiên cứu thêm nhiều thông tin về nơi đây. Các nhà thiên văn học có thể thu thập thông tin về từng ngôi sao, sự hình thành sao và cách môi trường vũ trụ ảnh hưởng đến vòng đời của các ngôi sao. Thực hiện nghiên cứu theo những cách mà trước đây không thể làm được.
Crowe nói thêm: “Hình ảnh từ Webb thật ấn tượng và mang tính khoa học cao, thu được nhiều giá trị từ hữu ích”. “Những ngôi sao khổng lồ như những nhà máy sản xuất ra các nguyên tố nặng trong lõi hạt nhân của chúng, vì vậy hiểu rõ hơn về chúng cũng giống như tìm hiểu câu chuyện về nguồn gốc của phần lớn Vũ trụ.”
Trên đây là một số thông tin ấn tượng nhất từ bức ảnh thiên văn học mới nhất công bố bởi Webb. Nếu bạn yêu thích chủ đề này và muốn xem thêm nhiều thông tin nhiếp ảnh thú vị khác, đừng quên theo dõi VJ360 mỗi ngày nhé!