Vợ chồng nhiếp ảnh gia Antoine và Dalia Grelin đã dành 81 giờ để chụp bức ảnh NGC 2264 về một tinh vân lớn và đầy màu sắc ở cách Trái Đất 2.500 năm ánh sáng. Tinh vân này nằm trong chòm sao Monoceros, cách đó không xa là tinh vân Orion nổi tiếng.
>>> Tham khảo thêm:
- Chiêm Ngưỡng Earendel, Ngôi Sao “Già” Nhất Và Xa Nhất Từng Được Khám Phá
- Nhiếp Ảnh Gia Bắt Được Khoảnh Khắc Cầu Vồng Tròn “Full Vòng” Bằng Flycam DJI Mavic 3
Bức ảnh chụp tinh vân NGC 2264
Gần đây nhất, Grelins – người điều hành trang web The Galactic Hunter (Thợ săn thiên hà) gần đây đã hoàn thành một dự án dài hạn với một bức ảnh chụp tinh vân NGC 2264 bao gồm hai thiên thể là tinh vân Cụm cây Giáng sinh (the Christmas Tree Cluster) và Tinh vân hình nón (Cone Nebula) .
Bộ đôi nhiếp ảnh gia chia sẻ rằng hầu hết các bức ảnh thiên văn nghiệp dư đều có tổng thời gian tích hợp (lượng thời gian dành cho quá trình thu thập dữ liệu) trung bình là từ một đến bốn giờ. Nhưng với vợ chồng Grelin, đôi khi con số ấy sẽ nhiều hơn thế. Và hình ảnh gần đây về một tinh vân ở xa đã đánh bại kỷ lục 61 giờ mà họ dành cho bức ảnh chụp tinh vân Seagull và Thor Nubulae trước đó.
Trên thực tế, vợ chồng Grelin đã dành tổng cộng 114 giờ để chụp ảnh tinh vân NGC 2264 trong ba tháng qua. Bởi lẽ, cặp đôi nhiếp ảnh gia muốn những chi tiết trong bức ảnh được rõ nét cả về màu sắc và dải narrowband giống như những bức ảnh được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble.

“Trong quá trình chụp ảnh thiên văn, thời gian tổng hợp là rất quan trọng vì nếu bạn bỏ càng nhiều thời gian dành cho đối tượng chụp thì tỷ số tín hiệu cực đại trên nhiễu (SNR) sẽ ở mức tốt nhất. Mục đích của việc dành nhiều thời gian xử lí để các chi tiết về khí mờ (faint gas) hiển thị rõ hơn, cũng như loại bỏ hoàn toàn mọi yếu tố làm nhiễu ảnh, mang lại hình ảnh rõ nét nhất có thể” cặp đôi cho biết.
Giai đoạn 1: 33 giờ đầu tiên của hành trình
Cặp đôi nhiếp ảnh gia giải thích rằng giai đoạn đầu tiên của dự án họ đã ghi lại màu sắc trung thực của tinh vân. Giai đoạn này được thực hiện ngay tại sân sau căn nhà của cặp đôi.
“Chúng tôi đã dành tổng cộng 33 giờ với kính thiên văn và máy ảnh định dạng full-frame để có được bức ảnh mà bạn nhìn thấy bên dưới. Bức ảnh cho thấy màu sắc chính xác của khí hydro alpha (màu đỏ) đang bao phủ gần như toàn bộ tinh vân,” vợ chồng nhiếp ảnh gia Grelin giải thích.

“Đó là một hình ảnh đẹp nhưng bức ảnh này vẫn chưa thỏa mãn mong muốn của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi muốn bắt đầu lại từ đầu và lần này hai chúng tôi sẽ sử dụng một máy ảnh đơn sắc và các narrowband filter (bộ lọc băng hẹp).”
Giai đoạn 2: Hành trình 81 giờ tác nghiệp
Không giống với 61 giờ mà bộ đôi nhiếp ảnh gia này đã dành để chụp hình ảnh tinh vân Seagull và tinh vân Thor’s Helmet vào năm ngoái, lần phơi sáng này họ phải mất thêm 20 giờ và sử dụng các thiết bị phục vụ cho nhiếp ảnh khác nhau.
“Lần này chúng tôi sử dụng một kính viễn vọng lớn hơn được lắp đặt cố định ở giữa sa mạc ở Utah tại Đài quan sát từ xa sa mạc Utah” Cặp đôi Grelin chia sẻ.
“Bạn có thể kết nối từ xa với kính viễn vọng của mình từ bất kỳ đâu trên thế giới để có thể chụp ảnh dưới bầu trời không bị ô nhiễm ánh sáng. Trong khoảng vài tuần, chúng tôi sử dụng kính viễn vọng này kết hợp cùng sáu bộ lọc khác nhau để thu thập thật nhiều dữ liệu xoay quanh tinh vân Cây Giáng sinh vào mỗi đêm đẹp trời.”

Kính viễn vọng mà bộ đôi nhiếp ảnh gia này sử dụng là Stellarvue SX130 với ngàm 10Micron GM1000HPS và trang bị máy ảnh QHY600M. Cả hai đã sử dụng các bộ lọc S, H và O ở 20 phút trên mỗi khung hình và các bộ lọc R, G và B ở 60 giây trên mỗi khung hình trong suốt 81 giờ thực hiện tác nghiệp.
“Bạn có thể quan sát hình ảnh những tinh vân trông như thế nào qua từng bộ lọc narrowband (HA, SII và OIII). Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng ba bộ lọc R, G, B được sử dụng để ghi lại hình ảnh về các vì sao” cặp đôi nhiếp ảnh gia giải thích.

Vợ chồng Grelin chia sẻ rằng việc xử lý hình ảnh này cực kỳ tốn thời gian và phức tạp. Bởi lẽ, tổng số tệp riêng lẻ mà họ phải xử lý và kết hợp (bao gồm tất cả khung hình ánh sáng và khung hiệu chuẩn) lên tới 533 tệp. Máy tính đã mất gần một đêm để hoàn thành việc xử lý và xếp chồng những tệp này.

“Chúng tôi có thể có được hình ảnh màu của tinh vân sau khi kết hợp ba kênh đơn sắc và trông kết quả thật tuyệt vời. Việc thu thập quá nhiều dữ liệu về làm nổi bật các gam màu sắc và kết hợp chúng lại một cách tự nhiên trước khi bắt đầu xử lý hình ảnh. Một điều may mắn là về cơ bản là không tồn tại các yếu tố làm nhiễu trong bức ảnh. Sau khi kết hợp các tệp, chúng tôi phải cẩn thận xử lý để không cắt bớt bất kỳ điểm nổi bật nào hoặc làm nổi bật các chi tiết quá mức.”
Thành phẩm cuối cùng
Bức ảnh hoàn chỉnh mà vợ chồng nhà Grelin ghép lại có độ phân giải khoảng 60 megapixel tràn ngập màu sắc và chi tiết.

“Lý do chính khiến bức ảnh này khiến người xem kinh ngạc là do sự pha trộn màu sắc tự nhiên, các chi tiết sắc nét và không hề quan sát được điểm nhiễu nào. Bạn có thể quan sát các chi tiết rõ ràng ngay cả khi thực hiện thao tác thu phóng cận cảnh.”
Bạn có thể tìm thấy hình ảnh về tinh vân NGC 2264 – cụm Christmas Tree Cluster và Cone Nebula – với độ phân giải đầy đủ cùng với thông tin kỹ thuật khác về quá trình chụp trên trang web The Galactic Hunter của cặp đôi nhiếp ảnh gia tại đây.
Nguồn ảnh: PetaPixel