Mới đây nhất, hai nhà khoa học ở Mỹ là Edoardo Chabon của EPFL (École polytechnique fédérale de Lausanne) và Claudio Bruschini của Đại học Dartmouth đã kết hợp với nhau để phát triển một chiếc máy ảnh có khả năng phát hiện kích thước và vị trí chính xác của các khối u. Điều này mang đến một hy vọng lớn cho lĩnh vực y tế, đặc biệt là việc phẫu thuật loại bỏ các tế bào ung thư.
Phát minh máy ảnh có thể đo kích thước và vị trí của khối u
Edoardo Chabon, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Advanced Quantum Architecture ở EPFL đã phát minh ra chiếc máy ảnh được gọi là SwissSPAD2. Máy ảnh có thể chụp và đếm các hạt ánh sáng nhỏ nhất được gọi là photon, đồng thời nó có thể tạo ra hình ảnh 3D và tính toán độ sâu trường ảnh.
Edoardo Chabon đã làm việc với Claudio Bruschino để đẩy mạnh công nghệ này. Hai nhà khoa học đã đưa ra một phương pháp liên quan đến việc chiếu ánh sáng đỏ lên vùng mô bị bệnh bằng máy chiếu đồng thời chụp ảnh vùng đó. Bởi theo Edoardo Chabon giải thích: màu đỏ là màu có thể xâm nhập sâu vào mô người và khi các hạt ánh sáng đỏ này tiếp cận khối u, chúng sẽ hoạt động khác.
Bởi công nghệ cho phép các nhà khoa học có thể tạo ra hình ảnh 2D và 3D nên hệ thống camera có thể xác định hình dạng, độ dày và vị trí của các khối u trong cơ thể người bệnh.
Mặc dù hiện tại các bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng quét MRI để xác định vị trí các khối u trong cơ thể sau phẫu thuật, nhưng việc xác định vị trí chúng từ mô lành trong quá trình phẫu thuật sẽ khó hơn rất nhiều. Khắc phục hạn chế này, công nghệ mới của hai nhà khoa học Edoardo Chabon và Claudio Bruschini sẽ giúp các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ khối u hiệu quả nhất, đảm bảo không để lại mô ung thư và cho khả năng cứu sống người bệnh cao hơn.
Để cập nhật các thông tin công nghệ mới nhất, hãy theo dõi trang tin tức VJ360 ngay bạn nhé!
Nguồn: digitalcameraworld.com