Thứ Năm, 19 Tháng 6, 2025
  • Đăng nhập
VJ360
  • Trang chủ
  • Công Nghệ
    • All
    • Điện Thoại
    • Máy Tính
    • Review
    • Tin Công Nghệ

    Ra Mắt Insta360 X5: Bước Nhảy Vọt Mới Trong Thế Giới Camera 360°

    5 Tính Năng Nổi Bật Được Cập Nhật Trong Phiên Bản Nikon Zf Firmware 2.00

    Meta Ra Mắt Llama 4 AI Dành Cho Tất Cả Các Ứng Dụng

    Top 10+ Điện Thoại Chụp Ảnh Đẹp Nhất Hiện Nay

    Review Máy Ảnh Paper Shoot: Trải Nghiệm Chụp Ảnh Film Kỹ Thuật Số Độc Đáo

    Ra Mắt DJI Mic Mini: Thu Âm Chuyên Nghiệp Cho Vlogger Với Chi Phí Tối Ưu

    Trending Tags

    • Iphone
    • Samsung
    • Android
    • IOS
    • Apple
    • Microsoft
    • Macbook
    • Windows 11
    • Flycam
    • Gimbal
  • Nhiếp ảnh
    • All
    • Cẩm nang nhiếp ảnh
    • Máy Ảnh
    • Ống Kính
    • Tin tức nhiếp ảnh

    Ra Mắt Fujifilm X-E5 Và Lens Kit Mới XF 23mm F/2.8 R WR: Sự Kết Hợp Hoàn Hảo Giữa Cổ Điển và Hiện Đại

    Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chụp Ảnh Nguyệt Thực

    Lenovo Bất Ngờ Ra Mắt Máy Ảnh Độc Lạ Tại Trung Quốc: Lenovo C55

    Ra Mắt Sony FX2: Máy Quay Phim Với EVF Nghiêng, Chụp Ảnh Tĩnh Ấn Tượng

    Ra Mắt Fujifilm X Half: Sự Kết Hợp Giữa Máy Ảnh Film Và Kỹ Thuật Số

    Ra Mắt DJI Mavic 4 Pro: Flycam Quay Phim Chuyên Nghiệp Trên Không “Xịn” Nhất 2025

    Trending Tags

    • Canon
    • Nikon
    • Sony
    • Fujifilm
    • Panasonic
  • Chia Sẻ
    • All
    • Lightroom
    • Phần Mềm

    So Sánh Capture One Vs Lightroom, Công Cụ Nào Tốt Hơn?

    Camera Raw Và Lightroom, Nên Dùng Ứng Dụng Nào?

    Đánh Giá Affinity Photo 2: Phần Mềm Chỉnh Sửa Ảnh Thay Thế Photoshop

    Cách Sử Dụng Công Cụ Color Replacement Tool Trong Photoshop

    Khám Phá Các Công Cụ Tạo Ảnh AI Tốt Nhất Năm 2024

    Hướng Dẫn Cách Tạo Ảnh Ghép Trong Photoshop

    Khi nào nên sử dụng hiệu ứng xoắn ốc?

    Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tạo Hiệu Ứng Xoắn Ốc Trong Photoshop

    Lightroom Và Lightroom Classic: Nên Sử Dụng Ứng Dụng Nào?

    Cách Chỉnh Sửa AI Trong Lightroom: Cách Chỉnh Ảnh Nhanh Chóng

  • Mạng xã hội

    Instagram Edits Ra Mắt – Ứng Dụng Chuyên Dụng Để Tạo Video

    Hướng Dẫn Tải Và Sử Dụng Locket Widget Trên Điện Thoại iPhone

    Cách Quay Video Trên Locket Bằng Điện Thoại Siêu Đẹp

    Cách Tạo Ảnh Đại Diện AI Miễn Phí Trên TikTok Đơn Giản, Nhanh Chóng

    Cách đổi mật khẩu wifi tại nhà đơn giản, nhanh chóng

    Threads Instagram là gì? Cách cài đặt và sử dụng đơn giản nhất

    Trending Tags

    • Facebook
    • Instagram
    • Twitter
  • Thủ thuật Office

    Cách chuyển file ảnh sang PDF đơn giản, nhanh chóng nhất

    Hướng dẫn các cách tạo file pdf cực đơn giản và dễ thực hiện

    Cách Tạo Mục Lục Trong Word 2007, 2010, 2013, 2016 Cực Đơn Giản

    Hướng dẫn chèn (ghép) ảnh vào File PDF Online và Offline nhanh chóng

    Hướng dẫn cách làm powerpoint chuyên nghiệp với 6 nguyên tắc cơ bản

    Hướng dẫn so sánh ngày trong Excel nhanh, đơn giản nhất

    Trending Tags

    • Word
    • Excel
    • PDF
No Result
View All Result
VJ360
  • Trang chủ
  • Công Nghệ
    • All
    • Điện Thoại
    • Máy Tính
    • Review
    • Tin Công Nghệ

    Ra Mắt Insta360 X5: Bước Nhảy Vọt Mới Trong Thế Giới Camera 360°

    5 Tính Năng Nổi Bật Được Cập Nhật Trong Phiên Bản Nikon Zf Firmware 2.00

    Meta Ra Mắt Llama 4 AI Dành Cho Tất Cả Các Ứng Dụng

    Top 10+ Điện Thoại Chụp Ảnh Đẹp Nhất Hiện Nay

    Review Máy Ảnh Paper Shoot: Trải Nghiệm Chụp Ảnh Film Kỹ Thuật Số Độc Đáo

    Ra Mắt DJI Mic Mini: Thu Âm Chuyên Nghiệp Cho Vlogger Với Chi Phí Tối Ưu

    Trending Tags

    • Iphone
    • Samsung
    • Android
    • IOS
    • Apple
    • Microsoft
    • Macbook
    • Windows 11
    • Flycam
    • Gimbal
  • Nhiếp ảnh
    • All
    • Cẩm nang nhiếp ảnh
    • Máy Ảnh
    • Ống Kính
    • Tin tức nhiếp ảnh

    Ra Mắt Fujifilm X-E5 Và Lens Kit Mới XF 23mm F/2.8 R WR: Sự Kết Hợp Hoàn Hảo Giữa Cổ Điển và Hiện Đại

    Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chụp Ảnh Nguyệt Thực

    Lenovo Bất Ngờ Ra Mắt Máy Ảnh Độc Lạ Tại Trung Quốc: Lenovo C55

    Ra Mắt Sony FX2: Máy Quay Phim Với EVF Nghiêng, Chụp Ảnh Tĩnh Ấn Tượng

    Ra Mắt Fujifilm X Half: Sự Kết Hợp Giữa Máy Ảnh Film Và Kỹ Thuật Số

    Ra Mắt DJI Mavic 4 Pro: Flycam Quay Phim Chuyên Nghiệp Trên Không “Xịn” Nhất 2025

    Trending Tags

    • Canon
    • Nikon
    • Sony
    • Fujifilm
    • Panasonic
  • Chia Sẻ
    • All
    • Lightroom
    • Phần Mềm

    So Sánh Capture One Vs Lightroom, Công Cụ Nào Tốt Hơn?

    Camera Raw Và Lightroom, Nên Dùng Ứng Dụng Nào?

    Đánh Giá Affinity Photo 2: Phần Mềm Chỉnh Sửa Ảnh Thay Thế Photoshop

    Cách Sử Dụng Công Cụ Color Replacement Tool Trong Photoshop

    Khám Phá Các Công Cụ Tạo Ảnh AI Tốt Nhất Năm 2024

    Hướng Dẫn Cách Tạo Ảnh Ghép Trong Photoshop

    Khi nào nên sử dụng hiệu ứng xoắn ốc?

    Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tạo Hiệu Ứng Xoắn Ốc Trong Photoshop

    Lightroom Và Lightroom Classic: Nên Sử Dụng Ứng Dụng Nào?

    Cách Chỉnh Sửa AI Trong Lightroom: Cách Chỉnh Ảnh Nhanh Chóng

  • Mạng xã hội

    Instagram Edits Ra Mắt – Ứng Dụng Chuyên Dụng Để Tạo Video

    Hướng Dẫn Tải Và Sử Dụng Locket Widget Trên Điện Thoại iPhone

    Cách Quay Video Trên Locket Bằng Điện Thoại Siêu Đẹp

    Cách Tạo Ảnh Đại Diện AI Miễn Phí Trên TikTok Đơn Giản, Nhanh Chóng

    Cách đổi mật khẩu wifi tại nhà đơn giản, nhanh chóng

    Threads Instagram là gì? Cách cài đặt và sử dụng đơn giản nhất

    Trending Tags

    • Facebook
    • Instagram
    • Twitter
  • Thủ thuật Office

    Cách chuyển file ảnh sang PDF đơn giản, nhanh chóng nhất

    Hướng dẫn các cách tạo file pdf cực đơn giản và dễ thực hiện

    Cách Tạo Mục Lục Trong Word 2007, 2010, 2013, 2016 Cực Đơn Giản

    Hướng dẫn chèn (ghép) ảnh vào File PDF Online và Offline nhanh chóng

    Hướng dẫn cách làm powerpoint chuyên nghiệp với 6 nguyên tắc cơ bản

    Hướng dẫn so sánh ngày trong Excel nhanh, đơn giản nhất

    Trending Tags

    • Word
    • Excel
    • PDF
VJ360
No Result
View All Result
Trang chủ Nhiếp ảnh Cẩm nang nhiếp ảnh

Khẩu Độ Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Khẩu Độ Máy Ảnh Cho Người Mới Bắt Đầu

NuongBT
01/03/2024
FacebookTwitter

Khẩu độ máy ảnh là thành phần quan trọng được tích hợp trong ống kính nhằm để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào cảm biến. Khẩu độ càng lớn thì lượng ánh sáng đi vào cảm biến càng nhiều giúp ảnh sáng hơn. Và ngược lại khẩu độ càng nhỏ lượng ánh sáng đi vào cảm biến sẽ càng ít, ảnh tối hơn. Nắm vững kiến thức này, bạn sẽ có thể làm chủ nhiếp ảnh tốt hơn. Cùng VJ360 tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Tóm tắt nội dung

  1. Khẩu độ là gì?
  2. Khẩu độ f ảnh hưởng đến độ phơi sáng như thế nào?
  3. Khẩu độ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh như thế nào?
  4. F-Stop và F-Number là gì?
  5. Khẩu độ lớn và khẩu độ nhỏ
  6. Làm thế nào để chụp ảnh đúng khẩu độ?
  7. Cách cài đặt khẩu độ máy ảnh
  8. Khẩu độ lớn nhất và khẩu độ nhỏ nhất của ống kính
  9. Một vài ví dụ sử dụng khẩu độ
    1. Khẩu độ f/0.95 – f/1.4
    2. Khẩu độ f/1.8 – f/2.0
    3. Khẩu độ f/2.8 – f/4
    4. Khẩu độ f/5.6 – f/8
    5. Khẩu độ f/11 – f/16
    6. Khẩu độ f/22 trở xuống
  10. Khẩu độ tác động đến ảnh chụp như thế nào?
    1. Gây nhiễu xạ
    2. Tạo ra hiện tượng quang sai ống kính
    3. Tạo ra hiệu ứng Starburst và Sunstar Effects
    4. Khẩu độ nhỏ làm rõ những yếu tố không mong muốn
    5. Thay đổi hiệu ứng Bokeh
    6. Gây ra hiện tượng Focus Shift 
    7. Dễ dàng lấy nét hơn
    8. Flash Exposure
  11. Tổng kết

Khẩu độ là gì?

Khẩu độ (Aperture) là độ mở của ống kính máy ảnh để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh. Có thể hiểu như cách mà mắt bạn hoạt động, khi chuyển tiếp giữa môi trường sáng và tối, mống mắt của bạn sẽ mở ra hoặc co lại giúp kiểm soát đồng tử của bạn. Trong nhiếp ảnh, “đồng tử” của ống kính được gọi là khẩu độ. Bạn có thể thu nhỏ hoặc phóng to kích thước khẩu độ để cho phép ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh nhiều hay ít. 

Đồng thời, khẩu độ còn cho phép kiểm soát độ sâu trường ảnh, có thể lấy nét toàn bộ khung hình hoặc xóa phông tùy theo trường hợp chụp. Ngoài ra, việc thiết lập thông số khẩu độ cũng sẽ là thay đổi độ phơi sáng của hình ảnh, làm cho ảnh sáng hơn hoặc tối hơn. 

Khẩu độ f ảnh hưởng đến độ phơi sáng như thế nào?

Khi kích thước khẩu độ thay đổi, lượng ánh sáng đi vào máy ảnh cũng sẽ thay đổi dẫn đến thay đổi độ sáng của hình ảnh. Khẩu độ lớn (khẩu độ rộng) sẽ truyền nhiều ánh sáng, mang lại bức ảnh sáng hơn. Khẩu độ nhỏ (khẩu độ hẹp) thì ngược lại, làm cho ảnh tối hơn.

Trong môi trường tối như trong nhà hoặc ban đêm, bạn có thể điều chỉnh khẩu độ ở mức lớn để có thể ghi lại hình ảnh có độ sáng hơn. Đây cũng là lý do tại sao đồng tử mắt bạn sẽ giãn ra khi trời bắt đầu tối bởi đồng tử là khẩu độ của mắt chúng ta.

Khẩu độ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh như thế nào?

Một trong những tác dụng quan trọng khác của khẩu độ đó chính là có thể kiểm soát độ sâu của trường ảnh. Độ sâu trường ảnh hay còn gọi là Depth of Field (DoF) là lượng ảnh sắc nét của bạn từ trước ra sau. Một số hình ảnh có trường ảnh nông (độ sâu trường ảnh mỏng), khi đó phông nền sẽ hoàn toàn mất nét. Hình có trường ảnh sâu (trường ảnh lớn) thì phần tiền cảnh và hậu cảnh hình ảnh đẹp sắc nét. Dưới đây là ví dụ về một bức ảnh có trường ảnh nông:

Bức ảnh này có độ sâu trường ảnh mỏng - hiệu ứng "shallow focus"
Bức ảnh này có độ sâu trường ảnh mỏng – hiệu ứng “shallow focus”

Trong toàn bộ bức ảnh này, bạn có thể nhìn thấy cô gái được lấy nét rõ ràng, trong khi đó phông nền xung quanh hoàn toàn bị mất nét. Do đó, có thể thấy lựa chọn khẩu độ đóng vai trò rất lớn. Sử dụng khẩu độ lớn, bạn có thể tạo ra hiệu ứng lấy nét nông, làm mờ khung nền giúp người xem tập trung chú ý vào đối tượng chủ đề thay vì bối cảnh lộn xộn xung quanh. Thủ thuật này thường được các nhiếp ảnh gia sử dụng để chụp những bức ảnh chân dung, hoặc ảnh chụp chung các vật thể bạn muốn tách biệt chủ thể.

Đôi khi, bạn cũng có thể đóng khung đối tượng của mình bằng cách làm mờ tiền cảnh hơn so với đối tượng.

Ảnh chụp bằng ống kính chân dung có khẩu độ rất lớn f/1.4
Ảnh chụp bằng ống kính chân dung có khẩu độ rất lớn f/1.4

Chú ý: Sự xuất hiện của các vùng mất nét hay còn gọi là “bokeh” là hiệu ứng xóa phông đặc trưng của ống kính. Mỗi ống kính khác nhau sẽ cho khả năng xóa phông khác nhau. Nhưng hầu hết các ống kính đều có thể tạo ra hiệu ứng lấy nét nông nếu sử dụng khẩu độ đủ lớn và đến đủ gần đối tượng.

Một mặt khác, khẩu độ càng nhỏ sẽ mang lại khả năng làm mờ phông nền (hiệu ứng bokeh) càng nhỏ. Và khẩu độ nhỏ thường được dùng để chụp ảnh phong cảnh, cho hình ảnh sắc nét từ trước ra sau.

Chụp bằng khẩu độ rất nhỏ f/16 để loại bỏ nhòe hậu cảnh và đạt được độ sâu trường ảnh đủ
Chụp bằng khẩu độ rất nhỏ f/16 để loại bỏ nhòe hậu cảnh và đạt được độ sâu trường ảnh đủ

Dưới đây là một ví dụ nhanh về khẩu độ lớn và khẩu độ nhỏ ảnh hưởng đến độ sâu của trường ảnh:

So sánh hai hình ảnh được chụp bằng khẩu độ lớn và khẩu độ nhỏ
So sánh hai hình ảnh được chụp bằng khẩu độ lớn và khẩu độ nhỏ

Bạn có thể nhìn thấy, ở bức ảnh bên trái chỉ có đầu của con thằn lằn được lấy nét còn phông nền và phần đuôi đã bị làm mờ. Trong khi đó, bức ảnh bên phải được lấy nét mọi thứ từ trước ra sau. Đây là cách hoạt động của khẩu độ lớn và khẩu độ nhỏ trong nhiếp ảnh.

F-Stop và F-Number là gì?

Chúng ta thường thảo luận nhiều về khẩu độ lớn và khẩu độ nhỏ. Và khẩu độ được thể hiện bằng “f-number” hoặc “f-stop”. Bạn sẽ thường thấy khẩu độ trên màn hình máy ảnh cũng như trên ống ngắm sẽ là f/2, f/3.5, f/8,… Một vài máy ảnh bỏ dấu gạch và viết khẩu độ là f2, f3.5, f8,… Dưới đây là ví dụ thực tế về khẩu độ được thể hiện trên màn hình máy ảnh Nikon:

Khẩu độ được gắn nhãn bằng số f và trong trường hợp này, máy ảnh hiện tại đang sử dụng f/8

Khẩu độ lớn và khẩu độ nhỏ

Một trong những điều dễ gây nhầm lẫn và bối rối cho người mới bắt đầu học nhiếp ảnh đó chính là số f-stop. Số f-stop có giá trị nhỏ biểu thị khẩu độ lớn và số có giá trị lớn biểu thị khẩu độ nhỏ. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn hãy xem biểu đồ kích thước khẩu độ dưới đây:

Một cách giải thích hợp lý và dễ nhớ hơn cho điều này, chúng ta có thể coi khẩu độ là một phân số. Ví dụ, khi bạn đang xử lý f-stop của f/16, bạn hãy nghĩ nó giống như phân số 1/16. Như vậy, có thể thấy rõ ràng rằng 1/16 nhỏ hơn nhiều so với phân số 1/4. Do đó, khẩu độ f/16 nhỏ hơn f/4.

Vậy nên, khi một nhiếp ảnh gia đề xuất khẩu độ cụ thể cho từng kiểu chụp ảnh cho bạn, họ sẽ đưa ra gợi ý sử dụng khẩu độ lớn như f/1.4, f/2 hoặc f/2.8. Và nếu họ đề xuất khẩu độ nhỏ tức là khuyên bạn nên sử dụng khẩu độ nào đó như f/8, f/11 hoặc f/16. 

Làm thế nào để chụp ảnh đúng khẩu độ?

Bây giờ, bạn đã hiểu thế nào là khẩu độ lớn và khẩu độ nhỏ, vậy làm sao để biết cách sử dụng đúng khẩu độ khi chụp ảnh? Như đã trình bày ở trên, 2 ảnh hưởng của khẩu độ đối với hình ảnh đó là: độ phơi sáng và độ sâu trường ảnh. 

Khẩu độ không phải là cách duy nhất để thay đổi độ sáng của ảnh. Tuy nhiên, nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong một hình ảnh chụp, nếu bạn không thể thay đổi bất kỳ cài đặt nào khác như tốc độ chụp, ISO,…thì khẩu độ là thông số duy nhất để giúp bạn có được bức hình sáng như mong muốn.

Đặc biệt, khi chụp hình trong những điều kiện thiếu sáng, trời tối, bạn có thể thay đổi thông số này để bức hình có được độ sáng tốt hơn, các chi tiết được ghi lại rõ ràng hơn. Ví dụ ở bức hình dưới đây, khi bạn chụp ở f/2.8, hình ảnh cho ra độ sáng và độ sắc nét tương tự như bạn nhìn bằng mắt thường thực tế. Đồng thời, việc thay đổi khẩu độ để tăng sáng cũng giúp hạn chế nhiễu do tăng ISO quá cao, qua đó đảm bảo mang lại chất lượng hình ảnh tốt nhất.

Ngoài ra, giá trị khẩu độ còn ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh. Khẩu độ có giá trị lớn như f/2.8 sẽ cho khả năng làm mờ hậu cảnh rất tốt, lý tưởng để chụp ảnh chân dung. Trong khi đó, các giá trị như  f/8, f/11 hoặc f/16 sẽ cho bạn có độ sâu trường ảnh cao hơn rất nhiều, phù hợp để chụp ảnh phong cảnh và kiến ​​trúc.

Để biết nên để khẩu độ bao nhiêu, bạn cần cân nhắc:

  1. Độ sâu trường ảnh bản thân mong muốn
  2. Tiến hành đặt khẩu độ để đạt được trường sâu hình ảnh muốn đạt được.
  3. Điều chỉnh tốc độ chụp để giúp hình ảnh có độ sáng thích hợp.
  4. Nếu tốc độ chụp cung cấp đủ sáng nhưng lại dẫn đến ảnh mất nét, vậy hãy điều chỉnh lại tốc độ chụp và chuyển sang tăng/giảm ISO
  5. Hoàn thành cài đặt khẩu độ chụp cho máy ảnh.

Dưới đây là biểu đồ tóm gọn, trình bày một số thông tin về khẩu độ chúng tôi đã trình bày ở trên.

Kích thước khẩu độ Độ phơi sáng Độ sâu trường ảnh
f/1.4 Rất lớn Ánh sáng rất nhiều Rất mỏng
f/2.0 Lớn Ánh sáng tương đương một nửa f/1.4 Mỏng
f/2.8 Lớn Ánh sáng tương đương một nửa f/2 Mỏng
f/4.0 Vừa phải Ánh sáng tương đương một nửa f/2.8 Mỏng vừa
f/5.6 Vừa phải Ánh sáng tương đương một nửa f/4 Mỏng vừa
f/8.0 Vừa phải Ánh sáng tương đương một nửa f/5.6 Lớn vừa
f/11.0 Nhỏ Ánh sáng tương đương một nửa f/8 Lớn
f/16.0 Nhỏ Ánh sáng tương đương một nửa f/11 Lớn
f/22.0 Rất nhỏ Ánh sáng tương đương một nửa f/16 Rất lớn

Cách cài đặt khẩu độ máy ảnh

Máy ảnh có hai chế độ chụp ảnh cho phép cài đặt khẩu độ theo cách thủ công đó là chế độ chụp ưu tiên khẩu độ (aperture-priority) và chế độ thủ công (manual mode). Chế độ ưu tiên khẩu độ được viết là “A” hoặc “Av” trên hầu hết các máy ảnh, trong khi chế độ thủ công được viết là “M”. Thông thường, bạn sẽ thấy chúng được thể hiện ở mặt số trên cùng của máy ảnh.

Đối với chế độ ưu tiên khẩu độ, bạn chỉ cần chọn khẩu độ mong muốn và máy ảnh sẽ tự động chọn tốc độ cửa trập cho bạn. Khi này với thông số ISO, bạn có thể chọn thủ công hoặc tự động. Chế độ ưu tiên khẩu độ rất phù hợp cho chụp ảnh hàng ngày, thích hợp cho ảnh chân dung và phong cảnh.

Ở chế độ thủ công, bạn cần phải chọn cả hai thông số khẩu độ và tốc độ chụp, ISO có thể để ở điều chỉnh thủ công hoặc để tự động. Chế độ này chụp này sẽ mất thời gian để bạn thiết lập camera chụp hơn. Tuy nhiên, thông số điều chỉnh sẽ phù hợp với hoàn cảnh chụp, cho chất lượng hình ảnh tốt hơn. Đặc biệt, chế độ này rất cần thiết cho những tình huống chụp ảnh cần độ phơi sáng nhất quán từ lần chụp này sang lần chụp khác như chụp ảnh dải ngân hà hay chụp ảnh chân dung có đèn flash.

Khẩu độ lớn nhất và khẩu độ nhỏ nhất của ống kính

Mỗi ống kính khác nhau sẽ những giới hạn về khẩu độ khác nhau. Nhìn vào thông số mỗi ống kính, bạn sẽ biết được, giá trị khẩu độ lớn nhất (Maximum Aperture) và khẩu độ nhỏ nhất (Minimum Aperture) của ống kính đó. Đối với hầu hết mọi người, Maximum Aperture là quan trọng hơn, bởi vì nó nói cho chúng ta biết lượng ánh sáng có thể thu được tối đa là bao nhiêu, khả năng xóa phông là như thế nào. 

Một ống kính có khẩu độ f/1.4 hay f/1.8 được cho là ống kính nhanh vì có thể truyền qua nhiều ánh sáng hơn so với một ống kính chậm có khẩu độ là  f/4.0 . Đó là lý do tại sao ống kính có khẩu độ lớn thường có giá cao hơn.

Giá trị Minimum Aperture được coi là không quan trọng lắm khi mua ống kính bởi hầu hết các ống kính hiện nay đều cung cấp khẩu độ tối thiểu f/16. Với giá trị khẩu độ này, bạn đã có thể chụp hầu hết các bức ảnh hằng ngày.

Với một số ống kính zoom, khẩu độ tối đa sẽ thay đổi khi bạn phóng to hoặc thu nhỏ. Ví dụ, ống kính Nikon 18-55mm f/3.5-5.6 AF-P, khẩu độ lớn nhất thay đổi dần dần từ f/3.5 ở đầu rộng xuống chỉ còn f/5.6 ở tiêu cự dài hơn. Thường các ống kính zoom đắt tiền hơn có xu hướng duy trì khẩu độ tối đa không đổi trong phạm vi zoom của chúng, chẳng hạn như Nikon 24-70mm f/2.8. Ống kính một tiêu cự cũng có xu hướng giá trị khẩu độ tối đa lớn hơn ống kính zoom. Mức độ quan trọng của khẩu độ đến mức nó còn có thể được đưa vào tên ống kính như một phần để quảng cáo như Nikon 50mm 1:1.4G. 

Một vài ví dụ sử dụng khẩu độ

Để hiểu kỹ lưỡng hơn về cách hoạt động của khẩu độ ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn, chúng ta hãy xem xét các tình huống sử dụng ở các giá trị khẩu độ khác nhau.

Khẩu độ f/0.95 – f/1.4

Mức khẩu độ này thường chỉ có trên các ống kính nhanh cao cấp 1 tiêu cự, cho phép chúng thu được nhiều ánh sáng nhất có thể. Do đó, ống kính có khẩu độ này rất là lý tưởng để chụp trong những điều kiện thiếu sáng như chụp bầu trời đêm, tiệc cưới, chân dung trong phòng thiếu sáng, sự kiện của công ty,… Đồng thời, với khẩu độ lớn như này, ống kính sẽ cho khả năng xóa hậu cảnh rất tốt, đối tượng sẽ tách biệt hoàn toàn với hậu cảnh.

Khẩu độ f/1.8 – f/2.0

Một số ống kính một tiêu cự thường bị giới hạn ở f/1.8, tuy nhiên khẩu độ này vẫn cho khả năng chụp thiếu sáng rất tốt. Giữa f/1.8 và f/2 thường làm cho hậu cảnh của bạn trở nên đẹp và mượt mà hơn khi chụp chân dung và các thể loại nhiếp ảnh tương tự khác.

Khẩu độ f/2.8 – f/4

Hầu hết các ống kính zoom đều được giới hạn ở khẩu độ tối đa là f/2.8 đến f/4. Mặc dù chúng không thu lượng ánh sáng lớn như ống kính f/1.4 nhưng chúng vẫn đủ để chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, đặc biệt nếu ống kính hoặc máy ảnh chụp có tính năng ổn định hình ảnh. Ống kính với khẩu độ này vẫn cho khả năng xóa phông tốt nhưng không làm mờ hậu cảnh được hoàn toàn. Khẩu độ này thích hợp cho việc chụp ảnh du lịch, thể thao và động vật hoang dã.

Khẩu độ f/5.6 – f/8

Khẩu độ này thích hợp cho thể loại nhiếp ảnh kiến trúc, phong cảnh hoặc chụp ảnh tải liệu hay chân dung mà không muốn hậu cảnh quá mờ. Hơn hết, hầu hết các ống kính đều cho độ sắc nét nhất khi ở khoảng f/5.6. Mặc dù không có được độ sâu trường ảnh phù hợp nhưng ảnh vẫn đẹp.

Khẩu độ f/11 – f/16

Ống kính có khẩu độ này thường được sử dụng để chụp ảnh cần độ sâu trường ảnh càng nhiều càng tốt, chẳng hạn như chụp ảnh macro hoặc chụp ảnh phong cảnh với tiền cảnh gần đó. Nhược điểm của khẩu độ này là bị nhiễu xạ ống kính dẫn đến mất đi một số độ sắc nét ở mức thấp.

Ảnh phong cảnh được chụp ở f/16 để tập trung mọi thứ từ tiền cảnh đến hậu cảnh
Ảnh phong cảnh được chụp ở f/16 để tập trung mọi thứ từ tiền cảnh đến hậu cảnh

Khẩu độ f/22 trở xuống

Bạn chỉ nên chụp ảnh ở khẩu độ nhỏ như vậy nếu bạn biết mình đang làm gì. Bởi khi chụp ở khẩu độ này hình ảnh này, độ sắc nét sẽ bị ảnh hưởng nhiều do nhiễu xạ, vì vậy bạn nên tránh sử dụng chúng khi có thể. Nếu bạn cần có thêm độ sâu trường ảnh, tốt nhất bạn nên di chuyển ra xa đối tượng hoặc thay vào đó sử dụng kỹ thuật xếp chồng tiêu điểm thay vì chụp ảnh ở khẩu độ nhỏ.

Khẩu độ tác động đến ảnh chụp như thế nào?

Ngoài độ sáng, độ sâu trường ảnh thì khẩu độ ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong phần dưới đây! Tuy nhiên trước đó hãy cùng điểm qua một vài tác động khẩu độ lên ảnh chụp gồm:

  • Ánh sáng/độ phơi sáng của ảnh và độ sâu trường ảnh
  • Độ sắc nét bị mất do nhiễu xạ
  • Độ sắc nét bị mất do chất lượng ống kính
  • Hiệu ứng Starburst trên đèn sáng
  • Khiến nhìn thấy vết bụi bẩn trên cảm biến máy ảnh
  • Làm mờ hậu cảnh (bokeh)
  • Ảnh bị mất nét do tiêu điểm bị dịch chuyển
  • Khả năng lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu
  • Kiểm soát lượng ánh sáng từ đèn flash

Gây nhiễu xạ

Khi bạn chụp ảnh ở khẩu độ rất nhỏ như f/22 hoặc f/32 sẽ có thể gây ra tình trạng nhiễu xạ. Hiện tượng này khiến bức ảnh của bạn bị giảm độ sắc nét. Do đó, không phải cứ chụp ảnh phong cảnh, ảnh cần có độ sâu trường ảnh rộng là sử dụng khẩu độ nhỏ nhất có thể. Thông thường ở các máy ảnh full-frame, chụp ảnh ở f/8 sẽ bắt đầu xuất hiện một chút nhiễu xạ. Điều này không quá đáng ngại, bạn vẫn có thể thoải mái sử dụng các khẩu độ nhỏ hơn như f/11 và f/16 để chụp ảnh phong cảnh nếu cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế chụp ảnh ở f/22 hoặc nhỏ hơn vì như thế sẽ bị mất quá nhiều chi tiết do nhiễu xạ.

Ảnh ở f/32 mất độ nét một chút so với f/4 dù có độ sâu trường ảnh cao hơn
Ảnh ở f/32 mất độ nét một chút so với f/4 dù có độ sâu trường ảnh cao hơn

Thực tế, nhiễu xạ không hẳn là một vấn đề lớn, do đó bạn đừng ngại chụp ảnh ở f/11 hoặc f/16 chỉ vì sợ mất đi một chút độ sắc nét. Trong nhiều trường hợp, độ sâu trường ảnh được bổ sung đáng để đánh đổi. Chú ý, trong chụp ảnh macro, nhiễu xạ có thể xảy ra nhiều hơn một chút so với chụp ống kính thông thường khi cùng chụp ở khẩu độ f/11.

Tạo ra hiện tượng quang sai ống kính

Quang sai ống kính là sự không hoàn hảo trong cách ống kính tập trung ánh sáng. Ánh sáng đi qua thấu kính dưới dạng sóng ánh sáng, lý tưởng nhất là các sóng này hội tụ ở cùng 1 điểm. Khi các sóng ánh sáng này không hội tụ cùng một điểm sẽ tạo ra quang sai. Có rất nhiều thể loại quang sai khác nhau như: hình ảnh xảy ra họa tiết, quang sai hình cầu, quang sai màu, độ cong trường, coma, biến dạng, viền màu,…

Quang sai ống kính làm ảnh bị mờ
Quang sai ống kính làm ảnh bị mờ

Hiện tượng này xảy ra do thiết bị cũng như cách chọn khẩu độ khi chụp. Để giảm hiện tượng quang sai xảy ra, tùy vào loại ống kính bạn sẽ điều chỉnh khẩu độ sao cho phù hợp. Ví dụ, Sigma 50 f/1.4 hoạt động tốt nhất khi chụp ở khẩu độ mở rộng hoặc ở f/2.8 trở lên, vì vậy một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ chụp ảnh ở khẩu độ lớn hơn mức đó.

Tạo ra hiệu ứng Starburst và Sunstar Effects

Ảnh xuất hiện Starburst hay gọi là Sunstar Effects (hiệu ứng tỏa sáng dạng sao và hiệu ứng tia nắng mặt trời), tạo nên yếu tố đẹp mắt cho bức ảnh, đặc biệt đối với những bức ảnh phong cảnh. Về cơ bản mỗi lá khẩu sẽ tạo ra một tia nắng. Điều này chỉ xảy ra nếu bạn chụp một điểm sáng nhỏ, chẳng hạn như mặt trời khi nó bị che khuất một phần. Nếu bạn muốn tạo ra được ngôi sao mạnh nhất, hãy tùy chỉnh khẩu độ về mức nhỏ nhất. 

Những tia nắng trong bức ảnh này được chụp ở khẩu độ f/16
Những tia nắng trong bức ảnh này được chụp ở khẩu độ f/16

Hiệu ứng này sẽ khác sẽ trông khác nhau giữa các ống kính khác nhau. Điều này xảy ra do số lượng lá khẩu của mỗi ống kính. Nếu ống kính của bạn có sáu lá khẩu, bạn sẽ có được sáu tia nắng. Nếu ống kính của bạn có tám lá khẩu, bạn sẽ có được tám tia nắng. Và nếu ống kính của bạn có chín lá khẩu, bạn sẽ nhận được mười tám tia nắng.

Nếu máy ảnh có số lá khẩu chẵn, các tia nắng sẽ chồng lên nhau
Nếu máy ảnh có số lá khẩu chẵn, các tia nắng sẽ chồng lên nhau

Số lượng tia nắng nhận được sẽ luôn là số chẵn, bởi nếu số lá khẩu ống kính của bạn có số lá lẻ thì số tia nắng nhận được là gấp đôi. Trong khi đó, ống kính có số lá khẩu chẵn, một nửa tia nắng sẽ chồng lên nửa còn lại, vì vậy bạn không nhìn thấy tất cả chúng trong bức ảnh. 

Hầu hết các ống kính Nikon đều có bảy hoặc chín lá khẩu, tạo ra lần lượt 14 và 18 tia nắng. Các ống kính Canon đều có tám lá khẩu, tạo ra tám tia nắng. Như bức ảnh được chụp bên dưới bằng ống kính Nikon 20mm f/1.8G, có 7 lá khẩu, vì thế trong ảnh có 14 tia nắng.

Một hình ảnh khác với hiệu ứng tỏa sáng dạng sao sử dụng ống kính NIKON D7000 24mm f/1.4 + 24mm f/1.4 @ 24mm, ISO 100, 1/50, f/16.0
Một hình ảnh khác với hiệu ứng tỏa sáng dạng sao sử dụng ống kính NIKON D7000 24mm f/1.4 + 24mm f/1.4 @ 24mm, ISO 100, 1/50, f/16.0

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ số lượng lá khẩu quan trọng mà hình dạng của chúng cũng rất quan trọng. Một số lá khẩu được thiết kế dạng tròn (dẫn đến hiệu ứng nhòe hậu cảnh ngoài tiêu cự dễ chịu hơn) và một số lá khẩu khác thì thẳng. Nếu mục tiêu của bạn là chụp được hiệu ứng tỏa sáng dạng sao đẹp, các lá khẩu thẳng thường tạo ra những tia sáng rõ nét hơn. Để ảnh có hiệu ứng tỏa sáng dạng sao đẹp nhất, bạn có thể điều chỉnh ống kính về khẩu độ nhỏ như f/16. 

Khẩu độ nhỏ làm rõ những yếu tố không mong muốn

Khi bạn chụp ảnh qua những thứ như là hàng rào, vết bẩn trên cửa sổ, cây hay thậm chí là giọt nước đọng trên ống kính với khẩu độ nhỏ sẽ khiến bạn thất vọng về bức ảnh mình chụp. Bởi nếu chụp ở  f/11 và f/16, bức ảnh sẽ có trường ảnh lớn, khiến hiển thị rõ các chi tiết không mong muốn như bụi bẩn, giọt nước,… Ví dụ như bức ảnh dưới đây, khi chụp ảnh ở khẩu độ f/16 và ống kính bị dính nước. Bức ảnh sau khi được chụp xuất hiện cả giọt nước dính trên ống kính, gây ra sự khó chịu cho người xem.

Một giọt nước rơi vào ống kính khi chụp bức ảnh này với khẩu độ f/16, khiến nó rất dễ nhìn thấy
Một giọt nước rơi vào ống kính khi chụp bức ảnh này với khẩu độ f/16, khiến nó rất dễ nhìn thấy

Trong trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng cách chụp với khẩu độ lớn khoảng f/5.6. Khi này, giọt nước trong bức ảnh kia sẽ bị làm mờ đi hoặc thậm chí không xuất hiện trong ảnh bạn chụp nữa. Điều này chỉ nên thực hiện trong những trường hợp không thể loại bỏ chúng bằng cách thủ công như lau sạch chúng đi, bởi chất lượng ảnh sẽ tốt nhất khi những yếu tố đó được loại bỏ hoàn toàn hơn là thông qua những thủ thuật.

Một trường hợp khác đó là cảm biến máy ảnh bị bẩn. Và vết bẩn trong cảm biến máy ảnh sẽ hiển thị rất rõ ràng trên bức ảnh bạn chụp, đặc biệt khi chụp ở khẩu độ nhỏ như f/16 hoặc là khẩu độ lớn hơn như f/4. Và để loại bỏ điều này, chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc sử dụng các công cụ chỉnh sửa của bên thứ 3 như Photoshop hoặc Lightroom.

Những đốm bụi trên cảm biến máy ảnh khi chụp ở f/11
Những đốm bụi trên cảm biến máy ảnh khi chụp ở f/11

Thay đổi hiệu ứng Bokeh

Hiệu ứng Bokeh hay còn gọi là hiệu ứng làm mờ hậu cảnh. Bạn có thể hiện tượng này trong các bức ảnh chụp chân dung, ảnh động vật hoang dã. Để tạo ra bức ảnh có hiệu ứng Bokeh đẹp mắt, cần điều chỉnh khẩu độ lớn. Đồng thời, thay đổi khẩu độ này cũng sẽ làm thay đổi hình dạng mờ hậu cảnh.

Làm mờ hậu cảnh hình trái tim do khẩu độ hình trái tim
Làm mờ hậu cảnh hình trái tim do khẩu độ hình trái tim

Điều này xảy ra là vì hiệu ứng mờ nhòe hậu cảnh luôn có hình ảnh của các lá khẩu độ. Vì vậy, khi thay đổi hình dạng của các lá khẩu độ, hình dạng mờ hậu cảnh cũng sẽ thay đổi. Trên một số ống kính, lá khẩu thay đổi hình dạng một chút khi chúng mở và đóng. Cài đặt khẩu độ lớn (chẳng hạn như f/1.8) thường có độ mờ hậu cảnh tròn hơn so với cài đặt khẩu độ nhỏ hơn. Bạn cũng sẽ nhận được nhiều hậu cảnh mờ hơn ở khẩu độ lớn vì độ sâu trường ảnh của bạn mỏng hơn. 

Nếu bạn muốn sử dụng hiệu ứng này như một cách để tạo ra những bức ảnh nghệ thuật ấn tượng, hãy thử chụp một vài bức ảnh mất nét của một khung cảnh đông đúc nào đó ở các cài đặt thông số khẩu độ khác nhau. Sau đó, chọn một bức ảnh trông đẹp nhất trong số đó và tiến hành thiết lập khẩu độ theo mẫu ảnh đã chụp. Thông thường, khẩu độ lớn nhất sẽ cho hậu cảnh mờ đẹp nhất, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Sự thay đổi hình dạng phông nền mờ khi thay đổi khẩu độ
Sự thay đổi hình dạng phông nền mờ khi thay đổi khẩu độ

Gây ra hiện tượng Focus Shift 

Focus Shift là sự cố quang học xảy ra do quang sai hình cầu, các tia sáng phản xạ sau khi đi qua thấu kính hội tụ tại các điểm khác nhau, dẫn đến hình ảnh bị mờ. Thông thường, hiện tượng nảy sẽ gây ra lỗi mất nét khi chụp các đối tượng ở khoảng cách gần với khẩu độ lớn như f/1.0, f/1.2 và f/1.4. 

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể xử lý như sau:

  1. Đặt máy ảnh cố định trên chân máy, điều chỉnh ống kính về chế độ lấy nét thủ công.
  2. Tìm một vật thể có các chi tiết nhỏ kéo dài về phía sau và lấy nét ở giữa vật thể đó.
  3. Kiểm tra trước khi chụp: chụp thử một bức ảnh và phóng to ra để kiểm tra, bạn sẽ thấy các chi tiết của bức ảnh có bị mất nét hay không.
  4. Chụp ảnh ở khẩu độ lớn nhất, sau đó chụp ảnh ở khẩu độ nhỏ dần. Lúc này cần đảm bảo không di chuyển vùng lấy nét và kiểm tra kỹ xem bạn có đang chụp ở chế độ lấy nét thủ công hay không.
  5. Ảnh sau khi chụp cho lên máy tính và phóng to nhất có thể để xem điểm lấy nét có bị di chuyển hay không. Nếu nó di chuyển ra xa vùng được chọn tức là hiện tượng Focus Shift đang khiến ảnh của bạn ngày càng mờ.

Nếu sau khi thực hiện những bước trên mà mức độ hiện tượng Focus Shift vẫn quá cao, bạn có thể thử các cách như:

  • Giữ nguyên mức khẩu độ lớn, chỉ tập trung vào lấy nét như bình thường.
  • Khi giảm khẩu độ, chú ý lấy nét lần 2.
  • Giảm khẩu độ về f/8 trở lên, ở mức này độ sâu trường ảnh sẽ đủ lớn để làm mờ đi hiện tượng Focus Shift gây ra. Tiếp tục lấy nét như bình thường.

Dễ dàng lấy nét hơn

Hệ thống lấy nét tự động trên máy ảnh chỉ hoạt động tốt trong điều kiện đủ sáng. Vì vậy, khi chụp ảnh tại khẩu độ nhỏ sẽ khó lấy nét hơn so với chụp ảnh tại khẩu độ lớn. Đây cũng là lý do khiến các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp phải đầu tư rất nhiều tiền vào các ống kính đắt tiền như 70-200mm f/2.8 để thu được bức ảnh chất lượng hơn thay vì chỉ sử dụng các dòng ống kính giá rẻ như 70-300mm f/4.5-5.6.

Flash Exposure

Khi sử dụng đèn flash hoặc các loại đèn trợ sáng nhấp nháy nào, bạn cũng cần quan tâm đến khẩu độ. Bởi đây là thành phần quan trọng đảm nhiệm vai trò kiểm soát mức phơi sáng của đèn. Trong khi tốc độ màn trập giúp kiểm soát ánh sáng xung quanh thì khẩu độ lại có tác động lớn đến lượng ánh sáng từ đèn flash của bạn được thu lại. Do đó, khẩu độ có mối quan hệ chặt chẽ với đèn flash. Khi chụp cần xem xét và chụp thử trước để cân nhắc chọn lựa thông số khẩu độ sao cho phù hợp.

Tổng kết

Trên đây, chúng tôi đã giải thích khẩu độ là gì và cung cấp các thông tin cơ bản về tác dụng của khẩu độ trong nhiếp ảnh. Dưới đây là bảng tóm gọn toàn bộ nội dung về khẩu độ, hy vọng giúp ích cho bạn trong những bước đầu học chụp ảnh.

Xem thêm: Khẩu độ, tiêu cự chụp chân dung tốt nhất là bao nhiêu?

Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích về nhiếp ảnh nhé!

Rate this post

Bài viết liên quan

Cẩm nang nhiếp ảnh

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chụp Ảnh Nguyệt Thực

09/06/2025
Cẩm nang nhiếp ảnh

Điều cần thiết khi sử dụng máy ảnh không phải ai cũng biết

27/03/2025
Cẩm nang nhiếp ảnh

Cách Chụp Ảnh Bà Bầu Cho Người Mới Bắt Đầu

18/10/2024
Cẩm nang nhiếp ảnh

Tổng Hợp Các Dòng Camera Timelapse Tốt Nhất Hiện Nay

10/05/2024
Cẩm nang nhiếp ảnh

Tổng Hợp Các Dòng Drone Tốt Nhất Năm 2024

01/03/2024
Cẩm nang nhiếp ảnh

Chế Độ Fv Là Gì? Cách Sử Dụng Chế Độ Fv Trên Máy Ảnh Canon R

02/03/2024
Xem thêm
Bài tiếp theo

Chế Độ Fv Là Gì? Cách Sử Dụng Chế Độ Fv Trên Máy Ảnh Canon R

Ra mắt DJI Mic 2 - Phiên Bản Nâng Cấp, Ghi Âm Nội Bộ 32-bit Float

Các Nhà Nghiên Cứu Phát Triển Một Loại Flat Metalens Có Thể Thay Đổi Tiêu Cự

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kết nối với chúng tôi

Bài viết mới nhất

Ra Mắt Fujifilm X-E5 Và Lens Kit Mới XF 23mm F/2.8 R WR: Sự Kết Hợp Hoàn Hảo Giữa Cổ Điển và Hiện Đại

13/06/2025

So Sánh Capture One Vs Lightroom, Công Cụ Nào Tốt Hơn?

10/06/2025

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chụp Ảnh Nguyệt Thực

09/06/2025

Lenovo Bất Ngờ Ra Mắt Máy Ảnh Độc Lạ Tại Trung Quốc: Lenovo C55

04/06/2025

Camera Raw Và Lightroom, Nên Dùng Ứng Dụng Nào?

09/06/2025

Bài viết HOT

  • 7 Cách đổi tên account Windows 11 người dùng không nên bỏ qua

    7581 shares
    Share 3032 Tweet 1895
  • Hướng dẫn Repair Windows 11 giúp sửa lỗi hệ thống nhanh chóng

    6797 shares
    Share 2719 Tweet 1699
  • Cách sửa lỗi preparing automatic repair windows 10 thành công 100%

    6779 shares
    Share 2712 Tweet 1695
  • Hướng dẫn các cách tạo file pdf cực đơn giản và dễ thực hiện

    4741 shares
    Share 1896 Tweet 1185
  • Hướng dẫn so sánh ngày trong Excel nhanh, đơn giản nhất

    4588 shares
    Share 1835 Tweet 1147

Về chúng tôi

VJ360

Kênh tin tức công nghệ tổng hợp cập nhật những thông tin mới nhất về công nghệ, mạng xã hội và chia sẻ kinh nghiệm nhiếp ảnh từ cơ bản đến chuyên nghiệp

Chủ đề nổi bật

Action Camera AI Airpods Android Apple Canon Chia Sẻ Preset DJI Excel Facebook Flycam Fujifilm Gimbal Giải thưởng nhiếp ảnh Godox Google Hệ Điều Hành MacOS insta360 Instagram IOS ipad Iphone Laptop Leica Macbook Microsoft nhiếp ảnh Nikon Panasonic PDF Photoshop Phần Mềm Máy Tính Samsung Samyang Sony Thủ thuật máy tính TikTok Twitter Windows Windows 10 Windows 11 Word Đánh giá máy ảnh Đánh giá ống kính Đèn Flash

Chuyên mục

  • Cẩm nang nhiếp ảnh
  • Chia Sẻ
  • Công Nghệ
  • Điện Thoại
  • Game
  • Lightroom
  • Mạng xã hội
  • Máy Ảnh
  • Máy Tính
  • Nhiếp ảnh
  • Ống Kính
  • Phần Mềm
  • Review
  • Thủ thuật Office
  • Tin Công Nghệ
  • Tin Tức
  • Tin tức nhiếp ảnh

© 2023 VJ360.vn - Bản quyền thuộc về VJ360.vn

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Công Nghệ
  • Nhiếp ảnh
  • Chia Sẻ
  • Mạng xã hội
  • Thủ thuật Office

© 2023 VJ360.vn - Bản quyền thuộc về VJ360.vn

Chào mừng bạn đến với VJ360

Đăng nhập vào tài khoản của bạn bên dưới

Quên mật khẩu?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Đăng nhập
Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?