Máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới với độ phân giải 3,2GB (gig megapixel) đang trong giai đoạn lắp đặt, hoàn thiện cuối cùng ở trên một ngọn núi ở Chile, nơi được chọn để thực hình chụp ảnh bầu trời, giúp các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về dải ngân hà, vật chất tối và nhiều hiện tượng khác bên ngoài vũ trụ.
Máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới
Chiếc máy ảnh khổng lồ này có tên gọi là The Legacy Survey of Space and Time (LSST), thực tế đã bắt đầu hoạt động từ năm 2020. Đây cũng chính là thời điểm nhóm các nhà nghiên cứu chụp được hình ảnh đầu tiên về các vì sao từ LSST.
Máy ảnh LSST hiện đang được lắp ráp tại Phòng thí nghiệm SLAC National Accelerator Laboratory ở Menlo Park, California. Sau đó sẽ được lắp đặt tại Đài quan sát Vera C. Rubin ở miền bắc Chile. Nếu như không gặp phải khó khăn vì tình hình dịch bệnh Covid trên toàn thế giới, LSST đã được hoàn thiện sớm hơn rất nhiều.
Ống kính L1 của máy ảnh được Safran-Reosc đánh bóng, phủ lớp phủ chống phản xạ băng thông rộng.
Ảnh của SAFRAN
Ảnh ComCam từ phía kính quang học. Vật thể kim loại dọc rộng là bộ trao đổi bộ lọc, chứa 3 bộ lọc cùng một lúc.
Ảnh của Đài quan sát Rubin / NSF / AURA.
Hiện thiết bị đã đến Tucson, cụm máy lạnh ComCam (do SLAC chế tạo) sẽ được tích hợp với kính quang học máy ảnh và các bộ phận của cấu trúc kính thiên văn. Sau đó được thử nghiệm dưới sự kiểm soát của phần mềm như ở Chile. (Ảnh của Đài quan sát Rubin / NSF / AURA.)
Steven Kahn, nhà vật lý thiên văn và giám đốc Đài quan sát Vera C. Rubin, cho biết: “Mục tiêu mà chúng tôi hướng tới là thu được hình ảnh bầu trời càng rộng càng tốt, tương tự với tốc độ chụp, càng nhanh càng tốt và cứ tiếp tục, lặp lại như vậy.
Tại Phòng thí nghiệm SLAC National Accelerator Laboratory, máy ảnh LSST đã tiến hành một thử nghiệm thành công vào giữa tháng 10/2020, xác minh độ hở giữa các bộ lọc và cửa trập khi bộ lọc di chuyển từ vị trí lưu trữ sang vị trí trực tuyến. Khoảng hở cực kỳ nhỏ để đáp ứng khoảng cách thiết kế quang học giữa bộ lọc và ống kính L3. (Ảnh của T Lange / LSST Camera Project.)
Thiết kế của máy ảnh LSST
Phần mặt trước của máy ảnh được trang bị hệ thống ba ống kính và một bộ lọc có thể điều chỉnh, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Phía sau là mặt phẳng tiêu cự của máy ảnh, nơi truyền ánh sáng từ gương của kính thiên văn. Mặt phẳng tiêu điểm này được tạo thành từ 189 cảm biến CCD, tất cả đều được làm mát trong chân không đến gần -101 độ C.
Sau khi được lắp đặt ở Chile, mặt phẳng tiêu điểm sẽ hướng xuống mặt đất để chụp ảnh không gian nơi ánh sáng sẽ phản xạ từ một trong những gương dưới của máy ảnh, lên đến gương cầu lồi và quay trở lại gương cuối cùng trước khi nó phản xạ vào máy ảnh.
Với chiếc máy ảnh The Legacy Survey of Space and Time có độ phân giải lớn nhất thế giới, các nhà khoa học có thể nhìn xa, sâu hơn vào bầu trời để tìm hiểu thêm về vũ trụ. Theo như các nhà khoa học, mỗi 3 ngày máy ảnh sẽ thu được hình 1 nửa bầu trời phía Nam. Quá trình nghiên cứu này của các nhà khoa học sẽ kéo dài lên tới 10 năm.
Tất cả những hình ảnh được LSST thu thập sẽ không chỉ cho phép các nhà khoa học theo dõi, khám phá vũ trụ mà sẽ được công bố rộng rãi cho công chúng. Đài quan sát đã sắp đặt hệ thống, sẵn sàng để đón ánh sáng đầu tiên vào tháng 1/2023. Xuyên suốt quá trình triển khai dự án sẽ được cập nhật thường xuyên trên website của Đài quan sát Vera C. Rubin. Bạn có thể xem ngay tại đây.